
Chùa Mèo
làng Chiềng Ban, X. Quang Hiến, H. Lang Chánh, Thanh Hóa
Giới thiệu
Chùa Mèo, hay còn gọi là Đỉnh Miêu Thiền tự, tọa lạc tại khu phố Chiềng Ban, thị trấn Lang Chánh (trước đây là làng Chiềng Ban, xã Quang Hiến), huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một di tích lịch sử - văn hóa quan trọng, có giá trị lớn về tôn giáo và lịch sử, được xây dựng từ lâu đời và mang đậm dấu ấn của Phật giáo Việt Nam.
Chùa Mèo được xây dựng trên đỉnh một quả đồi rộng rãi, cao ráo và thoáng đãng. Chùa được làm quay mặt về hướng Đông. Bên tả có dãy núi Pù Bằng chạy dài uốn lượn thành hình cánh cung che chắn phía Bắc. Bên hữu có dãy núi Pi Rinh (Núi Chí Linhcũng uốn lượn thành hình cánh cung che chắn phía Nam. Dưới chân đồi từ phía Bắc sang phía Đông có dòng sông Âm chảy vòng quanh từ Tây sang Đông. Phía Nam có Hón Oi chảy vòng từ phía Nam ra sông Âm, đây là nơi đã diễn ra những trận tập kích của nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh đầu thế kỷ XV và là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho toàn bộ ruộng canh tác của nhân dân quanh vùng, vì thế quanh năm đều có đủ nước để tưới tiêu.
Theo lời của các cụ cao niên trong làng truyền lại: “Vào khoảng cuối thế kỷ XIII, khi nhân dân vùng này khai hoang lập ấp đã đào được một pho tượng (gọi là "Bụt") dưới chân đồi, nhân dân cho rằng linh thiêng liền đưa pho tượng này lên đỉnh đồi để lập miếu thờ. Khi ấy, thấy trên đồi có nhiều mèo hoang người ta bèn đặt tên cho quả đồi này là đồi Miêu (có nghĩa là đồi Mèo). Sau này 1 khi quyên góp và xây dựng nơi đây thành một ngôi chùa lớn để thờ Phật và thờ Thánh người ta đã đặt tên chữ cho ngôi chùa này là “Đỉnh Miêu tự” (Chùa đỉnh Miêu). Vì chùa được xây dựng trên đỉnh đồi Miêu (mèo) nên từ lâu nhân dân địa phương vẫn quen gọi ngôi chùa này theo tên địa danh là Chùa Mèo.
Đền Trình có quy mô cấu trúc vừa phải. Được xây theo hướng Đông - Bắc. Phía trước là một hồ lớn, phía sau đền được xây dựa vào đồi Miêu. Từ ngoài vào đền, chúng ta gặp một bức bình phong được xây nhằm chắn gió độc muôn phương vào đền. Bức bình phong này được xây dựng với một diện tích khá lớn, gần như che chắn hết phía trước của ngôi đền, cao 1.95m, rộng 1.9m và dày 30cm, hai bên gắn liền 2 cột nanh, phía trên trang trí hoa văn hình học đơn giản.
Chùa Mèo là di tích có niên đại tương đối sớm, trải qua mấy trăm năm tồn tại, ngôi chùa đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Tại đây còn lưu giữ nhiều hiện vật liên quan đến ngôi chùa như: tượng gỗ, bát hương đá...và hệ thống thờ tự phong phú gồm: Thờ Phật, thờ Thần, và thờ Mẫu.
Khuôn viên sân
Khuôn viên sân chùa rộng rãi, thoáng đãng, bao quanh bởi những cây cổ thụ xanh mát, tạo nên một không gian yên tĩnh, trong lành, lý tưởng cho những giờ phút thiền định, tĩnh tâm. Từ cổng vào, du khách sẽ cảm nhận được không khí linh thiêng, thanh thoát, khi đi qua những bậc thềm đá được xây dựng chắc chắn, dẫn lối lên khuôn viên chính của chùa. Đặc biệt, sân chùa còn được trang trí với nhiều bức tượng Phật, những hòn non bộ, và những chiếc đèn đá cổ kính, càng làm tôn lên vẻ đẹp trang nghiêm của ngôi chùa.
Khuôn viên sân Di tích Chùa Mèo không chỉ là nơi tổ chức các buổi lễ cúng bái, mà còn là không gian văn hóa, nơi lưu giữ những giá trị tâm linh và tín ngưỡng đặc trưng của người dân vùng núi. Nơi đây, các tín đồ Phật giáo và du khách đến để tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn, cũng như chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ xung quanh. Chùa Mèo không chỉ là một địa điểm tham quan, mà còn là nơi để mỗi người tìm thấy sự kết nối sâu sắc với cội nguồn văn hóa, truyền thống dân tộcTrải qua mấy trăm năm với nhiều biến đổi, hiện nay ngôi chùa được nhân dân địa phương dựng lại trên nền móng của nhà thờ thánh cũ với ngôi nhà ba gian, hai chái có diện tích 14m x 5m. Hai gian bên có diện tích rộng bằng nhau (20m); gian giữa có diện tích lớn hơn hai gian bên (diện tích =30 m).
Chính điện được xây dựng theo phong cách kiến trúc truyền thống của Phật giáo Việt Nam, với mái ngói cong vút, các cột gỗ to lớn và chạm khắc tinh xảo, tạo nên một không gian trang nghiêm và thanh tịnh. Bên trong chính điện, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đứng trang trọng trên bục thờ, xung quanh là những bức hoành phi, câu đối, và các đồ thờ cúng được bố trí theo đúng nghi thức Phật giáo, tạo nên một không gian đầy sự tôn kính và linh thiêng. Hiện nay, tại đây phối thờ cả Phật, Thần (Thánh) và thờ Mẫu. Hệ thống thờ tự này thể hiện tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên” tại di tích. Do cấu trúc không gian chật hẹp của di tích nên việc sắp xếp vị trí thờ tự của chùa Mèo có khác hơn so với những ngôi chùa khác của người Việt ở đồng bằng, thể hiện sự phong phú, độc đáo trong đời sống văn hóa của nhân dân địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc ta.
Di tích Chùa Mèo là nơi gắn bó mật thiết với đời sống tâm linh của người dân địa phương, là nơi tổ chức các lễ hội, lễ cúng, cầu an, và các sự kiện tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất này. Đây là điểm đến không thể thiếu đối với những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc nơi miền núi xứ Thanh.
Hiện vật
Bản đồ
Địa điểm xung quanh